Gần đây, các lực lượng chức nằng thuộc Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố đã liên tiếp phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón quá hạn sử dụng, kém chất lượng, vi phạm về nhãn, thậm chí là phân bón giả.

Lực lượng chức năng thuộc Ban chỉ đạo 389 Lân Đồng tiêu hủy phân bón giả.

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã tăng cường nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã phát huy hiệu quả tích cực, phát hiện, xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh trái phép vật tư nông nghiệp trên các địa bàn trọng điểm; góp phần kiềm chế, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên phạm vi cả nước.

Điển hình như, ngày 21/9, Đội QLTT số 1 trực thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Tín Mai, địa chỉ 432 ấp Tân Hòa, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, do ông Nguyễn Trọng Tín làm chủ. Qua kiểm tra, Đội QLTT số 1 đã phát hiện tại cửa hàng đang bày bán 2.847 đơn vị sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và 1.450 đơn vị sản phẩm phân bón quá hạn sử dụng, tổng trị giá tang vật gần 153 triệu đồng.

Trong khi đó, tại Lâm Đồng, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã xử phạt hơn 1 tỉ đồng đối với các cơ sở kinh doanh về hành vi buôn bán phân bón giả, kém chất lượng hoặc không có giấy phép lưu hành. Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý thị trường Lâm Đồng đã tổ chức kiểm tra và phát hiện 69 vụ vi phạm trong việc kinh doanh phân bón. Qua đó phát hiện trên 15 tấn phân bón giả, 43 tấn phân bón kém chất lượng buộc thu hồi tái chế, hơn 16 tấn phân bón buộc tiêu hủy và có hơn 3,6 tấn phân bón không có quyết định lưu hành.

Cục Quản lý thị trường Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm trên với tổng số tiền hơn 1,038 tỉ đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp trên 37 triệu đồng và đã buộc tiêu hủy trên 16 tấn phân bón các loại.

Tại An Giang, ngày 26/9, Tổ liên ngành chống lậu tỉnh An Giang vừa đồng loạt kiểm tra 2 cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện An Phú, phát hiện, tạm giữ trên 7.700 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó vài ngày, chiều ngày 24/9, Tổ liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang vừa kiểm tra phát hiện số lượng lớn hàng hóa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hóa đơn hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tại một cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở xã biên giới, huyện Tịnh Biên. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện tại cơ sở có trên 3.200 chai, gói thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa trên.

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường An Giang cũng phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm về nhãn. Cụ thể, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Trương Văn Sắt do ông Trương Hoàng Lâm làm đại diện, địa chỉ tổ 1, ấp Bình An, xã Bình Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Hộ kinh doanh đảm bảo đầy đủ các điều kiện buôn bán phân bón theo quy định, tuy nhiên chưa xuất trình được hóa đơn 9,5 tấn phân bón đối với các mặt hàng phân bón D.A.P 18-46 do Công ty TNHH Thương mại – Xuất nhập khẩu phân bón Việt Thắng sản xuất và phân bón cao cấp Canada 16-16-8+TE do Công ty TNHH Sản xuất thương mại phân bón Vạn Phú Nông sản xuất. Cả hai loại phân bón nêu trên, có nhãn không đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa là không ghi mã số phân bón. Trị giá hàng hóa 108,6 triệu đồng. Đoàn kiểm tra lấy mẫu phân bón D.A.P 18-46 để kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh trái phép vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường; tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường…

Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/ 4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; nhằm chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã xây dựng Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389 để nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường toàn quốc, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính, nông dân và sức khỏe cộng đồng.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các đối tượng đã lợi dụng quy định của pháp luật về hàm lượng, định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản đối với phân bón để sản xuất hàng giả, kém chất lượng; trộn sản phẩm giá rẻ vào sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán ra thị trường; trộn thêm tạp chất để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón…; vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng…Tổ chức làm giả nhãn, bao bì, tên thương phẩm của DN khác có thương hiệu, hoặc giả tên thương phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang bán chạy trên thị trường…

Vì vậy, tiếp tục triển khai Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389, Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu BCĐ 389 các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn cả nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất lượng phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật chính là góp  phần ổn định và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; trong quá trình sản xuất các mặt hàng trên phải đảm bảo cho an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.

Được biết, triển khai nội dung này, Tổng cục QLTT đã có Công văn số 1634/TCQLTT-CNV về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng phân bón. Trong đó, Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan tại địa phương xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón. Thời gian kiểm tra từ ngày 1/8 đến ngày 12/12/2021.

Đồng thời, Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cũng đã ký kết Quy chế phối hợp, cùng nhau trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho việc đấu tranh chống nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không bảo đảm chất lượng trên thị trường, nhằm để bảo vệ ngành sản xuất phân bón trong nước, bảo vệ quyền lợi của NTD. 

Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT theo dõi sát tình hình nhập khẩu, tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ cấp, tình hình sản xuất, cung – cầu, giá cả… các mặt hàng đường, phân bón, để có biện pháp phù hợp, ổn định thị trường.

Thời gian qua, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã hỗ trợ Hiệp hội phân bón Việt Nam thực hiện vai trò liên kết, hợp tác, bảo đảm cân đối hài hòa lợi ích giữa thành viên là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với nông dân và người tiêu dùng. Qua 2 năm thực hiện Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389, văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã đánh giá kết quả kiểm tra, bắt giữ, xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, mua bán, vận chuyển, sử dụng; trong cấp phép, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm, công bố hợp quy, hợp chuẩn; trong thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tái kiểm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của tỉnh, thành phố; công tác trao đổi thông tin, phối hợp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật qua biên giới; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; kinh doanh, mua bán, vận chuyển, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, khôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *