Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt thì vấn đề bản quyền phần mềm càng được siết chặt hơn. Điều này đã được khẳng định qua hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra được các cơ quan chức năng thực hiện tại các doanh nghiệp trên toàn quốc trong 2 quý đầu năm nay.

Mạnh tay kiểm tra bản quyền phần mềm

Quyết liệt trong nước

Sau loạt thanh tra hơn 10 doanh nghiệp lớn trên toàn quốc được thực hiện trong thời gian gần đây, cuộc thanh tra mới nhất được Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 ( Bộ Công an) được tiến hành tại Công ty TNHH SunWood Vina – công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, có trụ sở tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, Bến Cát, Bình Dương, hoạt động trong  lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các loại cửa chống cháy chuyên dụng, các loại cửa dân dụng và trang trí nội thất.

Tại doanh nghiệp này, kiểm tra 14 máy tính đang hoạt động, Đoàn thanh tra đã phát hiện 49 phần mềm vi phạm, bao gồm các phần mềm thiết kế chuyên dụng của Autodesk như AutoCAD và các phần mềm văn phòng phổ biến: Từ điển Lạc Việt, Window XP, Window Office và một số phần mềm khác. Đại diện doanh nghiệp đã ký vào biên bản thanh tra, thừa nhận hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Rõ ràng, một doanh nghiệp sử dụng phần mềm bất hợp pháp sẽ có lợi thế về giá và cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp khác, bởi để tuân thủ theo đúng luật pháp, mỗi năm họ phải đầu tư hàng tỷ đồng để mua phần mềm chính hãng. Không chỉ tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, việc sử dụng phần mềm lậu còn kìm hãm sự phát triển của ngành phần mềm trong nước, cũng như ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia.

Bài học từ thị trường Hoa Kỳ

Không chỉ siết chặt tại Việt Nam, Đạo Luật cạnh tranh không lành mạnh của Hoa Kỳ cũng đang được gắt gao triển khai tại các bang đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

Ông Vũ Mạnh Chu – nguyên Cục trưởng
Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch:
“Đối với doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhân công và trang thiết bị tại Việt Nam để sản xuất và xuất hàng sang nước khác, nếu nước nhập khẩu phát hiện những doanh nghiệp này không sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ gây ảnh hưởng đến cả nước đầu tư và Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam sản xuất để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế không sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ đối mặt với rủi ro bị tước quyền xuất khẩu vào nước đó”.

Đạo Luật vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin được Nghị viện bang Washington thông qua lần đầu tiên vào ngày 22/7/2011, nhắm vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là việc sử dụng phần mềm không bản quyền. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất có hành vi cạnh tranh không lành mạnh do sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin đánh cắp, bán hàng tại bang này có thể bị khởi kiện, đứng trước nguy cơ phải bồi thường thiệt hại, bị tịch thu hàng hóa và thậm chí bị tước quyền tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Sau 2 năm, đạo luật trên được nhiều bang thông qua, nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng.

Vừa qua, một công ty của Ấn Độ và một công ty của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc đã bị kiện lên tòa án tối cao bang Los Angeles, do 2 nhà sản xuất này đã sử dụng phần mềm không có bản quyền để có được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh so với các công ty nước sở tại ở bang California. Đơn kiện cáo buộc các nhà sản xuất may mặc đã không trả chi phí bản quyền phần mềm nên có lợi thế đáng kể về chi phí và lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất và bán hàng.

Theo Tổng cục Hải quan, cho tới nay, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 8,846 tỷ USD. Không chỉ lớn về kim ngạch mà lượng hàng hóa xuất khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng rất phong phú về chủng loại. Như vậy, sử dụng phần mềm có bản quyền trong sản xuất, kinh doanh đã trở thành một điều kiện đối với mọi doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam, nếu muốn đặt chân vững chắc vào đây. 

Theo b

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *