Tính chung cả năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68,280 vụ hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023), phát hiện, xử lý 47,135 vụ vi phạm (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023); chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 2%). Thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Trị giá hàng hóa vi phạm 425 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2023), trong đó, trị giá hàng hóa tịch thu 220 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy 205 tỷ đồng.
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong năm 2024 của lực lượng đó là kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử.
Liên quan đến lĩnh vực thương mại, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 3,124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2023); trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).
Năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 319 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, tăng cường công tác thu thập thông tin, thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; đẩy mạnh số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Đối mặt với diễn biến phức tạp và tinh vi của vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để tự bảo vệ mình tránh khỏi thất thoát tài chính, tổn thương uy tín của doanh nghiệp
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đây là việc làm quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu đối với thương hiệu, sản phẩm của mình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại hàng giả, hàng nhái.
- Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm: Xây dựng quy trình sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng: Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các đối tượng, đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng: Tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về tác hại của hàng giả, hàng nhái, hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết và lựa chọn sản phẩm chính hãng.
- Ứng dụng công nghệ chống hàng giả: Đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như tem chống hàng giả, mã QR code, blockchain,… giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Trung tâm Công nghệ Chống hàng giả Việt Nam (ACT) là đơn vị nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực chống hàng giả. ACT được cấp quyền và nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc thực hiện quy trình áp dụng, ứng dụng công nghệ chống hàng giả trên sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp góp phần làm minh bạch thị trường khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng.
Với hệ sinh thái và giải pháp tối ưu, ACT hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, ứng dụng công nghệ chống hàng giả, phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường nội địa và kết nối xuất khẩu sản phẩm với thị trường quốc tế,…Liên hệ với Trung tâm Công nghệ Chống hàng giả Việt Nam qua số Hotline: 1800 88 89 58 để được hỗ trợ các giải pháp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp của bạn.